Khu Tử Cấm Thành: Biểu tượng của văn hóa và lịch sử Huế
Kinh thành Huế, một trong những di sản văn hóa thế giới của Việt Nam, là một điểm đến vô cùng đặc biệt với lịch sử hào hùng và vẻ đẹp kiến trúc độc đáo. Khi bước vào kinh thành Huế, bạn sẽ được đắm mình trong không gian lịch sử đẹp mắt với các cung điện, đền đài, điện thờ và các công trình kiến trúc khác. Hãy cùng Danangbest theo dõi ngay bài viết Kinh thành Huế có gì đặc biệt để hiểu hơn về địa danh nổi tiếng thế giới này nhé!
Nói đến Kinh thành Huế ta nghĩ ngay đến triều đại nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng của Việt Nam, nhưng cũng là triều đại để lại nhiều trang lịch sử hào hùng của dân tộc nước ta. Từ năm 1802, vua Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, ông đã chọn Huế là nơi dừng chân để xây dựng vương triều. Đến năm 1805, khi vua Gia Long lên ngôi mới cho xây dựng kinh thành Huế, đến thời vua Minh Mang mới hoàn thành. Cấu trúc của tòa thành theo hình vuông, phía trước được thiết kế uốn cong theo dòng chảy của sông Hương, nên rất độc đáo. Bên trong kinh thành, thiết kế Hoàng thành nguy nga, lộng lẫy, đây là cơ quan trọng yếu của triều đình, nơi diễn ra những buổi lên triều của Vua và các vị quan của triều Nguyễn.
Các lựa chọn xây kinh thành đã được tính toán rất kỹ lưỡng, tọa lạc ngay chính giữa Cồn Hến và Cồn Dã Viên là tả Thanh Long và hữu Bạch Hổ, bên cạnh đó là dòng sông Hương chảy qua hai cồn, mang lại sinh khí cho Kinh Thành. Trải qua bao nhiêu đời vua nhà Nguyễn, đến nay Kinh thành Huế vẫn giữ được sự nguy nga, kiến trúc độc đáo của nó.
Dù chịu bao nhiêu cuộc chiến của các nước xâm lược, bom đạn đầy mình, thì Kinh thành vẫn đứng vững trên mảnh đất Cố đô. Mang một vẻ kiên cường, bất khuất, không có gì có thể tàn phá được. Đến nay, thì nơi đây đã trở thành điểm đến du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Kinh thành Huế là một trong số hệ thống di sản văn hóa của Cố đô, năm 1993, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới
Kinh thành Huế, hay còn gọi là Thuận Hóa Kinh Thành, là một tòa thành cổ tọa lạc trên mảnh đất Cố đô, là dấu ấn lịch sử vẻ vang của Việt Nam. Đây là nơi đóng đô của triều nhà Nguyễn từ năm 1802 - 1945 và giờ là địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất. Kinh thành tọa lạc bên bờ bắc sông Hương, nằm ngay trung tâm thành phố nên rất thuận tiện cho việc di chuyển của du khách.
Thông tin liên hệ:
Vị trí: Bờ Bắc sông Hương
Thời gian tham quan:
Giá vé tham quan:
Máy bay: Sân bay Phú Bài, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km, là sân bay gần nhất phục vụ cho hành khách bay đến Huế. Có nhiều chuyến bay nội địa từ các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến sân bay này.
Tàu hỏa: Huế có ga tàu hỏa nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, là điểm dừng chính trên tuyến đường này. Bạn có thể đi tàu hỏa từ các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến ga Huế. Từ ga Huế, bạn có thể sử dụng taxi hoặc xe buýt để đến Kinh thành Huế.
Xe khách: Nếu vị trí không quá xa và điều kiện không cho phép bạn có thể di chuyển bằng xe khách. Tùy vào vị trí bạn xuất phát mà có mức vé khác nhau. Nên bạn hãy tham khảo ở các hãng xe bạn thuê.
Xe riêng: Nếu bạn muốn tự lái, bạn có thể đi đến Huế bằng xe ô tô thông qua Quốc lộ 1A hoặc các tuyến đường khác kết nối với thành phố này. Thời gian di chuyển và tình trạng giao thông sẽ phụ thuộc vào khoảng cách và điều kiện đường.
Khi đến nơi, bạn có thể đến khách sạn cách hàng lý trước khi bắt đầu hành trình của mình. Tại đây, nếu bạn đặt tour thì mọi việc đã có công ty du lịch lo liệu. Còn nếu bạn tự túc, thì hãy theo chỉ dẫn dưới đây, để đến Kinh thành. Bạn có thể thuê xe máy, ô tô tại các điểm thuê xe uy tín tại Huế, hoặc đi xe riêng đều thuận tiện.
Nếu xuất phát từ trung tâm thành phố, bạn di chuyển theo đường Hà Nội, qua cầu Phú Xuân, rẽ trái vào đường Lê Duẩn, đi khoảng 600 rẽ trái vào Cửa Ngăn. Từ đây bạn di chuyển khoảng 200m, rẽ phải vào đường Ông Ích Khiêm. Sau đó rẽ trái vào Đoàn Thị Điểm, đi thẳng và rẽ vào đường Mai Thúc Loan. Tại ngã tư, rẽ trái vào đường Đinh Tiên Hoàng, tiếp tục rẽ vào đường Lê Văn Hưu, đi thẳng là đến Kinh thành Huế.
Kinh thành Huế là một trong những công trình kiến trúc có 1 - 0 - 2 trên thế giới, với diện tích khoảng 520ha, có vị trí đắc địa, được xem là nơi hợp thiên thời địa lợi. Hiện nay, tại kinh thành còn giữ lại nhiều công trình kiến trúc bậc nhất, như: đền đài, cung điện có giá trị lịch sử hào hùng.
Kinh thành tọa lạc bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt theo hướng Nam, trong đó Hoàng Thanh và và Tử Cấm Thành cũng xoay về hướng Nam. Vòng thành ngoài Kinh Thành có chu vi gần 10km, cao khoảng 6,6m, dài 21m. Bên ngoài thành là một hệ thống hào bao bọc chắc chắn và hệ thống sông đào nhằm điều tiết giao thông đường thủy. Thiết kế 10 cửa chính, gồm: cửa Chính Bắc, cửa Tây Bắc, cửa Tây Nam, cửa Đông Nam, cửa Chính Đông và cửa Đông Bắc, cửa Chính Nam, cửa Quảng Đức, cửa Thể Nhơn và một cửa phụ thông với Trấn Bình Đài.
Đến với Kinh thành Huế mà không tham quan những di tích trong thành là một sự thiếu sót không hề nhẹ. Dưới đây là những di tích bậc nhất, được nhiều du khách lựa chọn cho hành trình tham quan của mình:
Đây là vòng thành trong cùng của Kinh thành, là nơi sinh hoạt của Vua và Hoàng Gia, được thiết kế theo hình chữ nhật. Tử cấm Thành được xây dựng vào năm 1804, thời vua Gia Long gọi là Cung Thành đến nay nơi đây là hệ thống Hoàng cung còn lại duy nhất tại Việt Nam.
Hoàng Thành sở hữu hơn 100 công trình độc đáo, được xây dựng hoàn chỉnh vào thời vua Minh Mạng. Nơi đây là vòng thứ hai của Kinh Thành Huế, là nơi ở của Vua và Hoàng gia, cũng là nơi triều chính của các triều đại. Hoàng Thành là khu vực quan trọng, có giá trị cao, nơi đây còn là nơi thờ tổ tiên và các đời nhà vua triều Nguyễn. Ngoài ra, bên trong Hoàng thành còn có Điện thái Hòa và khu vực các miếu thờ linh thiêng.
Điện Thái Hòa là một trong những công trình nổi bật nằm trong Kinh thành Huế. Điện này là trung tâm của kinh thành cũng là trung tâm của đất nước thời nhà Nguyễn. Nơi đây không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp mắt, mà còn mang trong mình giá trị lịch sử và văn hóa quan trọng. Điện Thái Hòa là một phần không thể thiếu trong hành trình khám phá Kinh thành Huế và là một điểm đến thu hút du khách từ khắp nơi đến tham quan và tìm hiểu về văn hóa triều đại Nguyễn.
Ngọ Môn là cửa chính của Hoàng Thành, kết hợp với hệ thống cung điện bên trong Hoàng thành tạo thành một công trình kiến trúc độc đáo, nguy nga mà không nơi nào có được. Hệ thống bậc cấp được thiết kế bằng những phiến đá, dẫn lên lầu Ngũ Phụng.
Đây là một trong những khu vực sở hữu không gian thoáng đạt, trong lành. Bất kể thời tiết nhiệt độ cao bao nhiêu, thì khi lên Lầu Ngũ Phụng bạn đều cảm thấy rất dễ chịu. Đây cũng là vị trí đẹp để du khách có thể quan sát mọi dấu ấn lịch sử của Kinh thành vào tầm mắt. Bên cạnh đó, nơi đây còn mang một vẻ kiến trúc độc đáo, được chạm trổ một cách sắc sảo, du khách sẽ ngỡ ngàng trước những tác phẩm bậc nhất tại khu vực này.
Kỳ Đài cũng là một biểu tượng độc đáo của Kinh thành Huế, có vị trí nổi bật tại kinh thành. Nơi đây đặt lá cờ tổ quốc, nằm chính giữa mặt Nam của kinh thành, thuộc phạm vi pháo đài. Thể hiện sự vẻ vang của nước nhà, lá cờ biểu tượng cho sự hào hùng, bất khuất của dân tộc ta.
Đây là ngôi trường nổi tiếng trong thời triều Nguyễn, nơi hội tụ những dân tài của đất Việt. Trường Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên dưới triều Nguyễn. Hiện nay, trường trở thành bảo tàng Huế, nơi lưu giữ những hiện vật có giá trị lịch sử của nước nhà.
Điện Long An được xây dựng vào năm 1845, là nơi dừng chân của vua sau khi hành lễ Tịch điền trong đầu xuân mỗi năm. Đến nay, Điện Long An còn lưu giữ những hiện vật quý giá, du khách có thể tìm hiểu về cuộc sống của các vị vua thông qua những tư liệu này. Kiến trúc của Điện theo lối trùng thiềm điệp ốc, phần mái lợp ngói hoàng lưu ly, đặc biệt là 197 bài thơ được thảo theo lối nhất nhị nhất họa, tạo nên một vẻ kiến trúc rất độc đáo.
Đây là nơi thưởng lãm âm nhạc được bố trí bên trong Tử Cấm Thành. Duyệt Thị Đường là điểm thưởng thức những vở tuồng cổ dành cho vua cùng các hoàng thân quốc thích. Nơi đây được xem là nhà hát cổ của sân khấu Việt Nam, đến nay ngành du lịch cho phát triển trở thành điểm tham quan của du khách. Để lưu truyền vẻ đẹp của thời xưa, Duyệt Thị Đường được khôi phục và đưa thêm các hoạt động biểu diễn nhạc cung đình Huế để phục vụ du khách.
Hồ Tịnh Tâm được thiết kế theo hình chữ nhật, gồm 3 hòn đảo là Phương Trượng, Bồng Lai và Doanh Châu. Nơi đây là một trong những di tích nổi tiếng của kinh thành, được xây dựng dưới triều nhà Nguyễn. Nơi đây sở hữu một hkoogn gian trong lành, dễ chịu, cùng với đó là cảnh đẹp của những đóa hoa sen càng tăng thêm vẻ đẹp ma mị của hồ này. Nếu bạn là những tìn đồ sống ảo thì đây sẽ là điểm dừng chân để bạn làm những bức ảnh nghìn like.
Nơi đây là địa điểm lưu trữ các công văn cũ của lục bộ và cơ quan của triều đại nhà Nguyễn. Tàng thư lầu còn được xem là Tàng kinh Các, nơi cách giữ các văn bản, tài lại quý giá, ghi lại dòng chảy lịch sử của nước nhà. Bên cạnh đó, nếu bạn là những người yêu thích lịch sử, thì chắc chắn những tài liệu này rất quan trọng trong việc tìm hiểu về lịch sử của nhà Nguyễn qua từng giai đoạn của lịch sử.
Đàn Xã Tắc là nơi tế cúng thần đất và thần ngũ cốc, được xây dựng vào thời Gia Long. Trước đây, mỗi năm 2 lần vào mùa xuân và mùa thu, triều Nguyễn sẽ tiến hành, để cầu phúc. Dưới triều Gia Long, yêu cầu tất cả dinh trấn trong nước phải cống nạp đất sạch để làm đắp đàn.
Cửu vị thần công là tên gọi của 9 khẩu thần công được triều nhà Nguyễn đúc bởi các nghệ nhân tài ba. Nơi đây là di tích chứng minh cho sự hào hùng của triều Nguyễn trong đó là minh chứng cho chiến thắng của vua Gia Long sau khi đánh bài nhà Tây Sơn.
Toàn vòng thành gồm có 24 pháo đài, được đặt riêng với chữ cái đầu mỗi tên dựa theo 4 hướng: Đông – Tây – Nam – Bắc. Các pháo đài này được thiết kế ra ngoài dọc thân thành, với chiều dài là 11km, được bố trí đều nhau.
Nói đến Bao Vinh, chắc nhiều du khách sẽ không biết đến, vì địa điểm này ít ai nhắc đến trong hành trình tham quan của mình. Tuy nhiên, nếu đến đây, bạn sẽ không hề uổng phí cho chuyến tham quan của mình. Bao Vinh được xây dựng giữa thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, là khu thương mại sầm uất bậc nhất của kinh thành Huế.
Hiện nay, nơi đây vẫn còn lưu giữ lại 15 ngôi nhà, có tuổi đời từ 150 - 200 tuổi, nhưng theo dòng chảy của thời gian, thì những ngôi nhà cũng đã bị bòn mòn. Đến đây, du khách sẽ được khám phá những ngôi nhà cổ, những dãy nhà nằm nép mình bên dòng sông.
Đến với kinh thành Huế, du khách sẽ được khám phá những điều đặc biệt, độc đáo mà chỉ có Huế mới có được. Nhờ vào nét trầm mặc, cùng với những câu chuyện huyền thoại, đã xây dựng lên một kinh thành rất riêng. Kinh thành Huế có gì đặc biệt mà du khách lại săn đón nhiều như vậy? Dưới đây là những điểm hấp dẫn, mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên:
Những quần thể di tích tại Kinh thành Huế đến nay vẫn còn được bảo tồn một cách nguyên vẹn, để lại cho thế hệ sau những hiểu biết quý giá. Trong đó, cung điện, thành trì, đàn miếu, lăng tẩm,...có tuổi đời trên vài trăm năm. Dù dòng chảy lịch sử nhà Nguyễn đã qua đi rất lâu, nhưng những dấu ấn vẫn còn đó, còn trong từng kỉ vật, những vật phẩm quý giá hay những câu chuyện được lưu truyền.
Kinh thành Huế được xây dựng dưới triều đại vua Gia Long và Minh Mạng, vị trí lựa chọn đã được vua tính toán, nên hướng của Kinh thành rất đắt giá. Kiến trúc của những công trình trong kinh thành Huế là sự kết hợp giữa truyền thống và phương tây nên nên kiến trúc rất độc đáo. Trong đó, nhiều công trình được triều Nguyễn sử dụng làm địa điểm bàn chính sự và đánh dấu chủ quyền nước nhà như: Điện Thái Hòa, Kỳ Đài
Lăng tẩm của các vua triều Nguyễn và chúa được thiết kế theo nguyên tắc phong thủy như: sông, núi, ao,...Bố cục của lăng tẩm nào cũng dựa theo hai phần chính: phần lăng và phần tẩm. Khu lăng là nơi yên nghỉ của vua, còn tẩm là miếu thờ, điện, đình, lầu gác,...nhằm tạo nơi nhà vua lúc còn sống đến dừng chân nghỉ ngơi. Chính vì vậy, mỗi lăng tẩm không chỉ mang vẻ kiến trúc độc đáo, mà còn có một không gian vô cùng đẹp mắt và đạt tính nghệ thuật cao.
Bản tàng cổ vật là nơi lưu giữ những hiện vật quý giá như: sứ, pháp lam, đá, ngà, sừng,...được trưng bày để du khách có thể tìm hiểu về nét đẹp của thời xưa. Những báu vật được gìn giữ đến ngày nay, sẽ là những tư liệu giúp cho du khách có cái nhìn rõ nét về lịch sử cổ xưa, đồng thời rút ra được nhiều điều ý nghĩa về giá trị văn hóa của nước nhà.
Đến với kinh thành Huế, du khách sẽ được trải nghiệm những lễ hội cung đình mang ý nghĩa lớn. Mỗi năm, có hàng chục lễ hội lớn nhỏ được tổ chức ở kinh thành. Mỗi lễ hội đều được quy định chặt chẽ và được ghi thành điều lệ để nhắc nhở thế hệ sau. Dù là vua hay dân thường, thì những điều lệ này đều phải được tuân thủ. Ngày nay, khi du khách đến tham quan, sẽ được xem lại những màn tái hiện lễ hội, để có thể hiểu hơn nét tâm linh của triều đại nhà Nguyễn.
Đây là một trong những nét văn hóa nghệ thuật của xứ Huế, đã được UNESCO công nhận là kiệt tác của di sản phi vật thể. Nhã nhạc cung đình là dòng nhạc truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác. Ngày xưa, chỉ vào những dịp lễ hội như: vua lên ngôi, vua băng hà hay lễ hội tôn nghiêm,...
Vào mỗi dịp Festival Huế, thánh cũ, mái đình Đại Nội sẽ được thắp sáng ánh đèn lung linh, nhằm tái hiện lại cuộc sống phồn hoa của chốn hoang cung. Du khách khi đến đây, sẽ cảm nhận được cuộc sống về đêm của kinh thành ngày xưa, từ đó sẽ hiểu hơn về giá trị truyền thống mà ông cha truyền lại cho thế hệ sau.
Ca Huế trên sông hương là nét đẹp của mảnh đất cố đô, trở thành món ăn tinh thần mà không thể nào phai mờ được. Du khách ngồi trên thuyền, thả những đóa hoa đăng, thắp sáng cả một dòng sông, tiếng nhạc ca vang lên trong đêm, tạo nên vẻ đẹp rất riêng của Huế. Du khách khi đến với Huế, đều không thể bỏ qua hoạt động đi thuyền trên sông Hương, thưởng thức những bản ca Huế rất nhẹ nhàng và đi sâu vào tâm hồn của mỗi du khách.
Ẩm thực cung đình là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của xứ Huế. Nó đại diện cho sự tinh tế và tinh hoa của nền văn hóa Việt. Những món ăn cung đình thường được chế biến với những nguyên liệu tươi ngon và chọn lọc cẩn thận. Các món ăn không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn đậm đà, hài hòa về màu sắc, hình dáng. Mỗi món ăn đều được chuẩn bị một cách cầu kỳ, đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế trong quá trình nấu nướng. Dòng ẩm thực này không chỉ đơn thuần là việc nấu nướng mà còn là một nghệ thuật truyền thống. Đồng thời, nó cũng phản ánh cuộc sống xa hoa và đẳng cấp của quyền lực triều đình.
- Du lịch kinh thành Huế vào mùa nào cũng đẹp, dù là trời mưa hay trời nắng, thì kinh thành vẫn có một vẻ đẹp riêng. Tuy nhiên nếu chọn thời gian nắng đẹp thì bạn sẽ có những hoạt động ngoài trời một cách trọn vẹn, hay có những bức ảnh đẹp với bầu trời trong xanh.
- Bạn cần lưu ý xem thời gian tham quan có trùng với dịp được mở cổng miễn phí hay không? Để khi đến đó, nếu bạn không đến vào khoảng thời gian được tham quan miễn phí thì bạn buộc phải mua vé vào cổng.
- Kinh thành Huế sẽ có một số địa điểm đòi hỏi sự nghiêm trang vì vậy khi đến đây, du khách cần chọn những trang phục lịch sự, khi vào tham quan thì giữ yên lặng, không ồn ào, gây mất trật tự.
- Tuyệt đối không được chạm vào hiện vật, hay những đồ vật có trong bảo tàng hay các địa điểm khác, vì đây đều là những vật vô giá, nên bạn cần phải cẩn thận.
- Nếu có mang theo đồ ăn, bạn cần phải bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi, làm ảnh hưởng mỹ quan kinh thành.
- Khi chụp ảnh, bạn cần tuân thủ quy định chụp ảnh, hay lưu ý một số nơi không được phép chụp.
- Kinh thành Huế là một di sản văn hóa quan trọng của Việt Nam, vì vậy hãy tôn trọng các quy tắc và phong tục ở nơi này.
- Nhớ mang theo giấy tờ tùy thân, vì sẽ có những lúc bạn cần đền, nên việc mang theo giấy tờ là không hề dư thừa.
Chợ Đông Ba là một điểm đến không thể bỏ qua khi tham quan thành phố Huế. Với bề dày lịch sử lâu đời, chợ là một biểu tượng văn hóa và thương mại sầm uất nhất của mảnh đất cố đô. Chợ nằm ngay bên cạnh sông Hương, tạo nên một không gian sinh động và độc đáo. Đến với khu chợ này, bạn sẽ được trải nghiệm một cuộc sống nhộn nhịp nhưng không kém phần truyền thống với đa dạng hàng hóa.
Đặc biệt, chợ Đông Ba cũng là một nơi tuyệt vời để khám phá và thưởng thức ẩm thực Huế. Các quầy hàng và quán ăn nổi tiếng tại chợ này sẽ mang đến cho bạn những món ăn tuyệt vời như bún bò Huế, bánh canh Nam Phổ, hay bánh khoái Huế truyền thống. Với không gian rộng lớn và sôi động, Đông Ba là nơi bạn có thể trải nghiệm văn hóa rất riêng của Huế và tìm hiểu về đời sống hàng ngày của người dân địa phương.
Vị trí: Số 2 Trần Hưng Đạo, phường Phú Hòa, thành phố Huế
Chùa Thiên Mụ là một trong những điểm tham quan nổi tiếng và linh thiêng của mảnh đất Cố đô. Chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, tạo nên một cảnh quan hùng vĩ và yên bình. Kiến trúc của chùa mang đậm phong cách cổ, với nhiều tầng lớp và tòa tháp cao vút. Chùa có phật Quán Thế Âm Bồ Tát và tượng Phật cao 7 tầng, được coi là biểu tượng của chùa Thiên Mụ.
Đến với chùa Thiên Mụ bạn không chỉ hòa mình vào không gian trong lành, cảnh đẹp hùng vĩ mà còn được thả hồn vào thế giới yên bình, tâm linh. Giúp bạn có những giây phút thư giãn thật tuyệt vời và thanh tịnh. Với vẻ đẹp tuyệt mỹ và giá trị tâm linh sâu sắc,nơi đây là điểm dừng chân hấp dẫn cho những ai muốn khám phá văn hóa và tín ngưỡng Phật giáo tại Huế.
Vị trí: Hương Hòa, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Công viên Thương Bạc là một trong những công viên đẹp nằm ở thành phố Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Công viên có diện tích rộng lớn và được thiết kế theo phong cách vườn cảnh, với các cây xanh mát, đường đi lát đá và kết hợp với dòng sông Hương tạo thành một không gian thanh bình. Ngoài việc tận hưởng không gian xanh mát, du khách cũng có thể tham gia vào các hoạt động vui chơi và giải trí trong công viên.
Công viên Thương Bạc cũng được biết đến với các hoạt động văn hóa và nghệ thuật được tổ chức thường xuyên. Các buổi biểu diễn âm nhạc, văn nghệ và triển lãm nghệ thuật thường diễn ra tại đây, tạo nên một không gian sôi động. Điều đặc biệt là Thương Bạc nằm gần sông Hương, cho phép du khách thưởng thức không chỉ khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn có cơ hội trải nghiệm các hoạt động như đi thuyền trên sông, nghe nhạc ca Huế.
Cầu Trường Tiền là biểu tượng của Huế, chỉ cần nhắc đến tên, ai ai cũng nghĩ ngay đến Huế thân thương. Cầu được xây dựng bằng bê tông và có hình dạng cong, cầu có đường đi rộng rãi và hai lối đi bên hông cho người đi bộ. Các cột cầu được trang trí mang một vẻ đẹp truyền thống và nghệ thuật của văn hóa Huế.
Bên cạnh đó, với vị trí tại trung tâm, nên cầu khi tham quan cầu này, du khách cũng thuận tiện để kết hợp với việc khám phá các điểm tham quan khác như Kinh thành Huế và chợ Đông Ba. Với vẻ đẹp kiến trúc và giá trị lịch sử, Cầu Trường Tiền là một điểm đến không thể bỏ qua khi bạn tham quan thành phố Huế.
Kinh thành Huế mang trong mình vẻ đẹp và sự trang trọng của một triều đình hoàng gia. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lối kiến trúc hoành tráng của các cung điện, cổng thành và ngôi đền linh thiêng. Danangbest sẽ luôn đồng hành cùng du khách trên mọi hành trình du lịch, luôn mang đến cho bạn những trải nghiệm ý nghĩa và trọn vẹn, đồng thời giúp du khách khám phá thêm nhiều di sản văn hóa của Việt Nam. Với bài viết về Kinh thành Huế có gì đặc biệt, hy vọng, bạn sẽ có cái nhìn tổng thể về địa danh nổi tiếng này và lên ngay cho mình chuyến du lịch tại mảnh đất cố đô cùng với Danangbest.