Mắm Ruốc Đà Nẵng
p>Hiện nay, các tỉnh miền Trung có rất nhiều địa điểm được công nhận là di sản văn hóa thế giới do UNESCO công nhận. Chắc hẳn bạn sẽ rất tò mò muốn biết những địa điểm đó có những gì mà lại được công nhận là di sản thế giới và đâu là địa điểm được công nhận điều đó. Để giải đáp những thắc mắc của bạn đọc, Danangbest gửi đến bạn danh sách di sản thế giới tại các tỉnh miền Trung: Huế - Quảng Nam.
Nhắc đến với Huế chắc bạn đã quá quen thuộc về những trang lịch sử hào hùng, những danh lam thắng cảnh mang vẻ đẹp nhẹ nhàng. Trước vẻ đẹp của Huế, UNESCO công nhận nhiều địa điểm là di sản thế giới. Dưới đây là danh sách di sản thế giới tại xứ Huế bạn có thể tìm hiểu:
Huế được biết đến là nơi dừng chân, đống đô của triều đại nhà Nguyễn suốt gần 400 năm, nơi kết thúc một chế độ phong kiến trong hơn nhiều thế kỷ. Chính vì vậy, mà Huế trầm mặc, Huế cổ kính, nhưng cũng mang nét hiện đại. Chính vì vậy, mà Huế trở thành địa điểm lịch sử, nên được mệnh danh là quần thể di tích Cố đô Huế. Đến năm 1993, được UNESCO công nhận là di sản thế giới, trở thành địa điểm du lịch được du khách săn đón. Trải qua bao nhiêu thế kỷ, Huế đã chắt lọc lại những tinh hoa của mọi thời đại. Những lăng tẩm, những đài miếu và những danh lam thắng cách mang đấu ấn lịch sử, được cố đô gìn giữ đến ngày nay.
Các chúa Nguyễn, đến triều tây Sơn, sau đó đến đời nhà Nguyễn, đã không biết trải qua bao nhiêu giai đoạn xây dựng, phá, xây dựng, hành trình được lặp lui lặp lại, cho đến cuối cùng là một địa danh cách giữ tài sản văn hóa vô giá mà không mơi nào có được.
Quần thể di tích cố đô Huế, là hệ thống các di tích của triều đại nhà Nguyễn để lại, được phân bố khắp nơi trên mảnh đất cố đô. Phong cách kiến trúc của Huế là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, nhưng vẻ đẹp cổ kính vẫn đậm chất hơn rất nhiều. Trong đó, núi Ngự Bình, sông Hương, cồn Giã Viên,...là phá một nét tự nhiên, tạo nên vẻ đẹp hoang sơ, rất độc đáo, rất ấn tượng. Trải qua bao nhiêu bề dày của lịch sử, Huế vẫn giữ nguyên diện mạo cổ kính của nó, hàng trăm công trình kiến trúc, hàng nghìn dấu ấn lịch sử vẫn còn được gìn giữ cho đến nay.
Một số di sản kiến trúc của Xứ Huế mà bạn có thể biết: Kinh thành, Hoàng thành, Tử cấm thành, hệ thống lăng tẩm, Trấn Hải thành, điện Hòn Chén, nhà bà Từ Cung, Văn miếu, Võ miếu,..Mỗi địa điểm sẽ mang một nét đẹp riêng, du khách có thể tham quan những địa danh mang dấu ấn lịch sử đó, nhưng cũng là kiệt tác của mọi thời đại.
Trai qua bao nhiêu thế kỷ, Kinh đô Huế của triều đại nhà Nguyễn, với thiết chế dựa vào nền tảng Nho giáo, bên cạnh những kiến trúc độc đáo, thì nơi đây còn gìn giữ hàng trăm ngôi chùa được bao phủ rêu phong theo thời gian. Trong đó, Huế không chỉ dừng lại vẻ đẹp về một nền văn hóa của triều đại, mà còn là sự hòa nhuyễn của đạo Phật và Khổng tử, đã nuôi dạy tư tưởng tôn giáo, triết học và đạo lý một cách ấn tượng. Chính vì vậy, trong kho tàng của quần thể di tích Cố đô thì giá trị nghệ thuật cũng là di tích quốc gia đặc biệt, được gìn giữ cho đến đời sau.
Nhã nhạc cung đình Huế là một trong những di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2003. Loại nhạc này có từ thời phong kiến, nhằm phục vụ trong cung đình vào những dịp lễ: Đại triều, Thường triều, Tế giao,...Nhạc cung đình thuộc dòng nhạc cao sang, quý phái, nhằm làm cho các buổi lễ thêm phần sang trọng. Chỉ có nhà vua, hay các quan triều đình mới được thưởng thức, vì vậy nó đại diện cho vương quyền, hưng thịnh của triều đại nhà Nguyễn. Nếu có dịp đến Huế, thì nhất định hãy phải thưởng thức dòng nhạc cung đình này, để hiểu hơn về tính nghệ thuật của thời xưa và có thể tiếp cận thêm nét đẹp cố đô một cách sâu sắc nhất.
Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam được công nhận vào tháng 7/2009, gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán - Nôm, được in trên gỗ tạo ra sách. Ở triều đại nhà Nguyễn, những chuẩn mực xã hội, những điều luật hà khắc bắt buộc người dân phải tuân theo. Hay những công danh của vua chúa, các sự kiện lịch sử,...Tất cả đều phải được cho ra tác phẩm văn chương, để truyền đến nhiều nơi. Quá trình này, đã sản sinh ra loại hình mộc bản. Tất cả những bản thảo khi được lưu truyền, đều được nhà vua trực tiếp ngự lãm, phê duyệt bằng bút tích, sau đó đưa thợ tài hoa khắc lên gỗ quý.
- 34.555 bản khắc mộc bản giúp lưu giữ những tác phẩm chính văn, chính sử do triều Nguyễn biên soạn. Bên cạnh giá trị về sử liệu, thì còn mang giá trị nghệ thuật, kỹ thuật của nét tinh xảo trong quá trình chế tác.
- Hiện số tấm mộc bản này được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4 - trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, gồm nhiều chủ đề khác nhau: lịch sử, địa lý, quân sự,...
- Tài liệu quý hiếm, có giá trị về mặt nội dung, đặc tính về phương pháp chế tác và những quy định hà khắc của triều nhà Nguyễn trong từng câu chữ và in ấn. Những tài liệu này là quốc bảo, vì vậy chỉ có những người có trách nhiệm, thẩm quyền tại Quốc sử mới tiếp xúc.
- Về lịch sử: Gồm 30 bộ sách gồm 836 quyển, ghi lại dòng chảy lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước, đến hành trình xây dựng và giữ đất nước dưới triều Nguyễn.
- Về địa lý: Gồm 20 quyển, ghi chép về địa lý Việt Nam đã được ghi lại nội dung khẳng định chủ quyền của nước nhà, trong đó có quần đảo Hoàng Sa.
- Về chính trị: Gồm 16 quyển, ghi chép về sách lược của triều đại phong kiến
- Về quân sự: Gồm 151 quyển, ghi lại các cuộc nổi dậy ở Bắc kỳ, Nam kỳ và một số địa điểm khác.
- Về văn hóa - giáo dục: Có 31 bộ sách gồm 93 quyển, ghi lại nhân vật cử nhân, tiến sĩ thời Nguyễn.
- Và nhiều tài liệu khác mà chắc chắn, nó sẽ mang lại những giá trị quý báu mà dù là thời đại nào cũng cần phải gìn giữ.
Trước năm 1960, tài liệu mộc bản triều Nguyễn được lưu giữ ở Huế, sau năm 1960 được chuyển vào Đà Lạt. Đến nay thì kho báu này đã bị bào mòn một ít, do thời gian trải qua quá dài. Để đảo bảo nội dung được gìn giữ dù trải qua bao lâu, Cục Văn thư đã cho phép biên soạn và xuất bản sách Mộc bản triều Nguyễn để có thể lưu trữ một theo thời gian.
Các mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm được lưu giữ tại chùa Vĩnh Nghiêm, làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, đây là ngôi chùa cổ, được xây dựng dưới triều thời Lý. Loại di sản này mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa trong nhiều lĩnh vực. Mộc bản này gồm có 3.050 tấm, được viết bằng chữ Hán, Nôm và một số ít bằng chữ Phạn được khắc từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX.
Nội dung là các kinh, sách do Tam tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang cùng với các hệ phái biên soạn. Bên cạnh phần kinh, giới luật thì còn c tài liệu giá trị về mỹ học, y học,...Chính những giá trị của di sản này, mà mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới.
Thơ văn kiến trúc cung đình Huế là một trong những di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2016. Nội dung của những tác phẩm trong di sản này là những bài thơ viết về tinh thần dân tộc, nét đẹp Việt Nam, niềm tự hào về giang sơn. Dòng thơ trong kiến trúc cung đình Huế là hệ thống những áng văn thơ tinh túy nhất, được chọn lọc cách kỹ càng. Xuất phát từ những tác phẩm của hoàng đế, thân vương, quan triều đình,...Đây là những tác phẩm hiện trạng gốc, chưa có sự thay đổi, vẫn giữ nguyên giá trị cao về tính mỹ thuật, mang vẻ đẹp của trí tuệ, sang trọng. Khó báu này được gìn giữ ở Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
Quảng Nam là địa danh nổi tiếng về du lịch, nơi đây vừa mang vẻ đẹp cổ kính lại có phong cách hiện đại. Chính vì vậy, mà Quảng Nam luôn tạo sự cuốn hút, khiến du khách phải say. Trong đó Hội An, là một minh chứng cho sự nổi tiếng mà Quảng Nam sở hữu. Bên cạnh những địa danh hùng vĩ của thiên nhiên, thì nơi đây cũng tạo ra những di sản thế giới có 1 - 0 - 2. Dưới đây là những địa danh được UNESCO công nhận là di sản thế giới, thu hút du khách trong và ngoài nước tham quan.
Trước đây, Phố cổ Hội An là một thương cảng sầm uất, sôi động, nhưng điều đặc biệt, phố cổ vẫn mang nét trầm mặc, cổ kính. Đây chính là sự độc đáo mà không nơi nào có được. Đến với Hội An, du khách sẽ cảm nhận cuộc sống bình lặng, được bao phủ bởi một màu cổ kính, cùng với những mái nhà cũ rêu phong và những con đường được bao phủ bơi những chiếc đèn lòng. Tất cả tạo nên một không gian cổ xưa, như thước phim quay về quá khứ. Chính nét đẹp đó, mà vào năm 1999, Hội An chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Bước vào phố cổ, bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng và khám phá nhiều công trình đặc biệt thuộc phố cổ Hội An. Dưới đây, là một số địa danh, bạn có thể tham khảo cho chuyến hành trình khám phá của mình:
Thuộc quần thể di sản thế giới trong phố cổ Hội An, được đánh giá là nhà cổ đẹp nhất tại Hội An hiện nay. Nhà cổ Quân Thắng trải qua hơn 150 năm, được bao phủ bởi lớp rêu phong theo thời gian, mang đậm kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Dù trải quá chừng ấy năm, nhưng nhà cổ này vẫn giữ được nguyên trạng về kiến trúc và cách bài trí nội thất bên trong. Được biết, toàn bộ những phần kiến trúc, điêu khắc gỗ trong nhà cổ Quân Thắng được các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng tạo nên. Đây chính là địa điểm, mà giúp bạn có cái nhìn rõ nét về cuộc sống của người xưa qua từng nét kiến trúc.
Chùa Cầu mang một phong cách kiến trúc độc đáo, là địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Với người dân nơi đây chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng gắn bó suốt hơn 4 thế kỷ, trải qua bao nhiêu khó khăn mà giờ nó vẫn hiên ngang sừng sững trong lòng phố cổ.
Chùa Ông, tọa lạc trên 24 đường Trần Phú, được gọi là Quan Công miếu, tên chữ là Trừng Hán Cung, được xây dựng vào thế kỷ 17. Nơi đây là địa điểm thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường. Nhằm thể hiện sự kinh ngưỡng, tôn kính, ca tụng, tán dương tấm lòng nghĩa khí mà ông đã xây dựng lên cho tên tuổi của mình.
Đến với phố cổ Hội An, mà không ghé thăm Nhà cổ Tấn Kỳ thì đúng là một sự thiếu sót không hề nhẹ. Nhà vinh danh trở thành di sản cấp quốc gia, thuộc phố cổ Hội An. Nơi đây, là địa điểm đón tiếp các Nguyên thủ quốc giá, chính khách. Ngôi nhà cổ là sự giao thoa giữa kiến trúc Việt Nam và kiến trúc Nhật Bản, Trung Quốc nên nó mang nét độc đáo mà không nơi nào có được. Ngôi nhà có bề dày lịch sử hơn 150 năm, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nó vẫn giữ nguyên nét kiến trúc vốn có. Hãy thử đến đây và cảm nhận theo cách riêng của bạn nhé.
Đến với phố cổ Hội An, du khách hãy ghé thăm bảo tàng lịch sử - văn hóa, nơi lưu giữ những giá trị cổ xưa qua tư liệu như: gốm sứ, đồng sắt, giấy, gỗ,...Du khách sẽ được tìm hiểu về thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh đến thời kỳ văn hóa Chăm và văn hóa Đại Việt qua từng tư liệu, từ đó có nhiều kiến thức qua từng giai đoạn lịch sử. Bên cạnh những địa điểm kể trên, phố cổ Hội An, còn nhiều cái tên mà khiến bạn muốn khám phá, như: Nhà cổ Quân Thắng, Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch, Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh, nhà cổ Phùng Hưng, Nhà thờ tộc Trần,...
Thánh Địa Mỹ Sơn là cái tên tiếp theo trong danh sách di sản thế giới tại Quảng Nam được UNESCO công nhận vào năm 1995. Địa danh này có từ thế kỷ IV dưới thời đại vua Phạm Hồ Đạt, là nơi thờ cúng thần Linga và Shiva. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, di tích này vẫn còn được gìn giữ cho đến ngày nay.
Nơi đây là di sản nổi tiếng, là quần thế kiến trúc gồm nhiều đền đài Chăm Pa độc đáo, ấn tượng. Lối kiến trúc mang dấu ấn lịch sử, được chia làm 6 đặc trưng khác nhau: phong cách cổ, phong cách của người dân Bình Định, Hòa Lai, Mỹ Sơn, Ponagar và Đồng Dương.Trải qua bao nhiêu trận mưa bom đạn của quân đội Mỹ trút xuống Việt Nam, nơi đây cũng không tránh khỏi vết tích bị phá hủy. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều tòa tháp còn nguyên vẹn, cùng với kiến trúc độc đáo.
Thánh địa Mỹ Sơn gồm 70 ngôi đền, mỗi tác phẩm được điêu khắc rất tinh xảo, mang vẻ độc đáo, cầu kỳ, cùng với vài nét chấm phá của những dòng chữ bằng tiếng Phạn và tiếng Chăm. Điểm thu hút du khách đó chính là phần gạch xây nên các tòa tháp cổ, những viên gạch được xếp chồng lên nhau một cách khéo léo, mà không hề sử dụng bất kỳ chất kết dính nào. Đây chính là điểm gây ấn tượng, độc đáo mà du khách luôn muốn tìm hiểu.
- Luôn tuân thủ các quy định và hướng dẫn của khu vực thuộc danh sách di sản thế giới. Điều này bao gồm việc tuân thủ các quy định về việc giữ gìn sạch sẽ, không làm hỏng hay ảnh hưởng xấu đến tư liệu, vật liệu quý giá.
- Bảo vệ môi trường tự nhiên là một yếu tố quan trọng khi tham quan, tránh việc làm hỏng cảnh quan tự nhiên.
- Trước khi đi tham quan di sản Thế giới, nên tìm hiểu thông tin về di sản đó, lịch sử, giá vé, giờ mở cửa và các thông tin cần thiết khác. Điều này giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và có một trải nghiệm tham quan thuận lợi.
- Mang theo giấy tờ và tiền mặt, vì khi vào phố cổ Hội An, sẽ có một số địa điểm cần mua vé, vì vậy chuẩn bị tiền mặt là rất cần thiết.
Trong việc khám phá và trải nghiệm những di sản Thế giới, công ty du lịch DanangBest đã không ngừng cung cấp cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ. Với sự chuyên nghiệp, tận tâm và kiến thức sâu rộng về các địa điểm du lịch nổi tiếng, DanangBest đã trở thành một đối tác tin cậy để khám phá những kỳ quan và vẻ đẹp của các di sản thuộc miền Trung.