The Flag Tower – Cột cờ cao nhất xứ Huế
Bạn đang tìm hiểu về khu di tích lịch sử Chín Hầm? Theo dõi bài viết này để biết về lịch sử, cấu trúc cũng như giá trị lịch sử của khu di tích này. Nhắc đến Huế, người ta thường nghĩ ngay tới các di tích lịch sử, lăng tẩm, những kiến trúc mang đậm các nét cổ xưa. Một trong những nơi nổi tiếng có thể nhắc đến đó là khu di tích lịch sử Chín Hầm, mang đầy dấu vết của một thời kì lịch sử đau thương. Qua bài viết này, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về địa danh đã gắn liền với sự anh dũng, kiên cường của ông cha ta mang tên Chín Hầm này.
Khu di tích này được gọi là Chín Hầm, tuy nhiên cấu trúc bên trong chỉ có 8 hầm và 1 căn nhà dành cho lính gác nằm ở trên đồi. Cách trung tâm thành phố Huế chỉ khoảng 6km, về phía Tây Nam, khu di tích nằm dưới chân núi Thiên Nhai, thuộc phường An Tây.
Hiện nay được xây dựng thành khu du lịch Chín Hầm, chào đón các du khách yêu thích khám phá các di tích lịch sử. Tại đây, bạn có thể tận mắt chứng kiến, tìm hiểu những tư liệu quý giá về quá trình xây dựng, cũng như những tội ác man rợ của Ngô Đình Cẩn thời bấy giờ.
Di tích lịch sử Chín Hầm lần đầu được xây dựng vào năm 1941 bởi thực dân Pháp, với mục đích sử dụng làm kho chưa vật liệu, vũ khí. Đến năm 1945, sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), phát xít Nhật đã lấy hết toàn bộ vũ khí ở đây, kể từ đó khu Chín Hầm bị bỏ trống. Sau khi chế độ tàn bạo Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, Ngô Đình Cẩn, người được trao cho vai trò “Chúa tể miền Trung” đã tiến hành cải tạo nơi đây thành chuồng cọp. Mục đích chính là giam giữ các chiến sĩ cách mạng, những người bị bắt khi tham gia phong trào yêu nước.
Chín Hầm được xem là địa ngục trần gian khét tiếng nhất mà Ngô Đình Cẩn đã xây dựng trong thời chính quyền Kỳ - Diệm.
Được xây dựng trên một ngọn đồi thông xa khu dân cư, diện tích toàn bộ khu vực nhà giam vào khoảng 4ha. Trừ căn hầm số 1 được xây dựng chìm hẳn dưới lòng đất, thì những căn hầm còn lại đều được thiết kế nổi lên khoảng 2/3 độ cao ở trên mặt đất.
Mỗi hầm đều có chiều dài khoảng 10m, bề ngang 6m, và độ cao 4, được ngăn thành 2 dãy chuồng cọp ở 2 bên, mỗi bên có 10 chuồng. Theo đó, mỗi chuồng lại dài 2m, rộng chỉ 90cm và cao 2m. Phía trên sẽ được che chắn bằng 16 thanh sắt ngang và 2 thanh sắt dọc. Căn hầm lớn nhất có diện tích khoảng 85m2 và căn nhỏ nhất chỉ khoảng 41m2.
Theo lời kể của các nhân chứng, những căn hầm này ngày nóng thì như lò than, ngày lạnh thì cắt da cắt thịt. Chưa kể vào những ngày trời mưa, nước có thể ngập đến thắt lưng. Người bị giảm ở đây phải chịu cảnh sống chung với chuột, dòi, muỗi,… vô cùng bẩn thỉu.
Tất cả các căn hầm của khu nhà giam đều được xây dựng xung quanh núi Thiên Nhai. Căn hầm số 1, 2, 3 nằm ở phía trước đỉnh đồi; căn hầm số 4, 9 nằm trên đỉnh; sau đỉnh đồi là các căn hầm số 5, 6, 7, 8. Mỗi một căn hầm lại dùng để giam giữ từng đối tượng tù nhân khác nhau:
- Hầm số 1, 6, 7, 8 dùng để giam giữ những tù nhân là người chống đối chế độ Ngô Đình Diệm, hoặc người Việt Cộng nằm vùng bị bắt giữ.
- Hầm số 3 dùng để giam những thương gia giàu có bị vu oan, nhằm buộc gia đình của họ nộp tiền vàng để chuộc thân.
- Hầm số 4 dùng để bắt giữ những quan chức, sĩ quan chống đối, không theo chủ trương của Ngô Đình Cẩn.
- Hầm số 5 dùng để giam giữ các tăng ni, phật tự và học sinh sinh viên phản đối chế độ
- Hầm số 9 là bốt gác, nơi tra tấn, khảo cung các tù nhân bị bắt giam.
Hiện nay, các căn hầm chỉ còn lưu lại những bức tường bê tông cốt thép là minh chứng cho tội ác đã từng diễn ra ở đây. Ban quản lý khu di tích đã tiến hành dựng lại nguyên dạng căn hầm số 8 để khách tham quan có thể dễ hình dung được phần nào những cực hình mà ông cha ta đã phải chịu đựng dưới chế độ Diệm – Nhu – Cẩn.
Vào năm 1993, khu di tích lịch sử Chín Hầm đã được Nhà nước ta công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Điều này nhằm tưởng nhớ những chiến sĩ cộng sản anh hùng, những đồng bào yêu nước đã phải ngã xuống ở nơi đây, đồng thời cũng là để ghi dấu những tội ác của kẻ thù.
Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, đã tiến hành các hạng mục khác để tri ân như tượng đài bất khuất, sân hành lễ, nhà tưởng niệm, nhà đón tiếp cũng được xây dựng hoàn chỉnh để có thể phục vụ khách tham quan du lịch. Nhờ đó, du khách có thể tận mắt nhìn thấy sự hi sinh của thế hệ cha ông đi trước, cũng như đắm mình trong không gian xanh mát, trong lành trên đường lên khu Chín Hầm.
Để tới được khu di tích lịch sử Chín Hầm, bạn có thể di chuyển bằng các phương tiện như ô tô, xe máy hoặc taxi đều được. Khu di tích mở cửa tự do để có thể tiếp đón nhân dân và du khách gần xa có thể đến tham quan và học tập.
Bài viết trên Danangbest đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về khu di tích lịch sử Chín Hầm nổi tiếng. Nếu có cơ hội đến Huế, đừng bỏ qua địa điểm giá trị và đầy ý nghĩa này nhé!
Không chỉ đơn thuần là một địa điểm du lịch, Khu di tích Chín Hầm còn là nơi đặc biệt thu hút các nhà nghiên cứu và người yêu thích lịch sử. Nơi đây, họ có cơ hội tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về những di tích và hiện vật, từng chút một hé lộ những bí mật của quá khứ và lịch sử Việt Nam.
Nhờ những công sức bảo tồn của người dân, việc khám phá và trải nghiệm Khu di tích Chín Hầm trở nên dễ dàng và thú vị hơn bao giờ hết. Hãy cùng Danangbest đắm chìm trong hành trình khám phá Khu di tích Chín Hầm. Không chỉ là một trải nghiệm du lịch, mà còn là hành trình khám phá tâm hồn văn hóa và lòng yêu nước của mỗi chúng ta.