Hồ Tịnh Tâm - Vườn ngự yển của xứ Huế
Chùa Diệu Đế Huế là một trong những ngôi chùa cổ tự đẹp nhất xứ Cố đô. Đến đây du khách sẽ được khám phá một nét kiến trúc cổ kính, mang giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời. Không chỉ vậy, đây còn là nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của các tăng ni Phật tử. Nếu bạn đã có chuyến du lịch tại Huế, hay cùng Danangbest ghé thăm chùa Diệu Đế ngay nhé!
Chùa Diệu Đế Huế thuộc bờ sông Hộ Thành, gần cầu Gia Hội, thuộc Bạch Đằng, Phú Cát, Thành phố Huế. Vào tháng 3 năm Thiệu Trị 4 (1844) chùa được tôn tạo trên mảnh đất vườn nhà của Phúc Quốc Công. Đây là một trong ba ngôi Quốc tự dưới triều Nguyễn, đến nay được đánh giá là ngôi cổ tự đẹp nhất còn lại trên mảnh đất xứ Huế.
Chùa Diệu Đế Huế là ngôi nhà cũ của Phúc Quốc Công, nơi nhà vua Thiệu trị ra đời năm 1807. Ngay khi lên ngôi, vua Thiệu Trị đã cho xây dựng chùa Diệu Đế. Đến năm 1844, nhà vua đã cho tái tạo, sửa chữa và sắc phong làm Quốc tự, từ đó trở thành danh lam du lịch nổi tiếng tại đất cố đô.
Tháng 6/1885, vua Hàm Nghi chuyển tượng Phật từ chùa Giác Hoàng trong Kinh Thành ra thờ tại chùa Diệu Đế. Sau đó, Pháp chiếm động, kinh đô thất thủ, triều đình Đồng Khánh sử dụng Trí Tuệ Tịnh Xá làm phủ đường.
- Năm 1887, nhiều gian nhà bị gỡ bỏ, chỉ còn giữ lại điện Đại Giác, gác Đạo Nguyên, cửa tam quan và 2 cổ lâu bát giác.
- Năm 1910, chùa Diệu Đế ngày càng xuống cấp, không còn như xưa, lại tiếp tục gỡ bỏ gác Đạo Nguyên và 1 lầu chuông trống.
- Năm 1930, chùa Diệu Đế được dùng làm trụ sở Hội Phật giáo An Nam trong phong trào chấn hưng Phật giáo.
- Năm 1950, điện được tu sửa lại, hoàn thiện hơn, sau đó lấy tên là điện Đại Hùng
- Năm 2018, Quốc tự Diệu Đế khởi công đại trùng tu lại, toàn bộ chánh điện cũ vẫn được giữ nguyên.
Dù trải qua bao nhiêu thay đổi, nhưng chùa Diệu Đế Huế vẫn giữ nét nguyên sơ vốn có của nó, vẫn là nơi mang phong cách cổ kính, vẫn là nơi tâm linh dành cho những tín ngưỡng Phật giáo. Du khách khi đến đây, đều không khỏi ngỡ ngàng trước nét kiến trúc cổ, đậm chất phong kiến.
Chùa Diệu Đế Huế là một trong những danh lam tiêu biểu của xứ cố đô, nơi đây được mệnh danh là xứ sở Thiền Kinh, thu hút lượng Phật tử, du khách hàng năm đến viếng thăm. Mỗi năm, đến Lễ tắm Phật, rước Phật của Phật giáo Huế, được tổ chức tại chùa trong mùa lễ Phật Đản tháng 4 âm lịch hàng năm. Điểm thu hút và khác biệt của chùa là yếu tố phong kiến, gắn liền với vua Thiệu Trị, vị hoàng đế thứ ba của triều nhà Nguyễn.
Từ khi ra đời cho đến năm 1945, chùa được xem vào hàng Quốc tự, đến này du trải qua không biết bao nhiêu biến cố, nhưng chùa gìn giữ được nhiều pháp bảo giang giá trị quan trọng. Không chỉ vậy, khi đến đây du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng bức tranh “Long vân khế hội” do nghệ nhân cung đình Phan Văn Tánh thực hiện.
Đến với Chùa Diệu Đế Huế du khách sẽ lần lượt được khám phá các công trình kiến trúc đậm chất phong kiến nhưng không kém phần hiện đại của ngôi chùa. Bước vào khuôn viên rộng khoảng 2.500m2, được bao bọc bởi la thành, cửa chùa hướng về sông Đông Ba và Kinh Thành Huế. Khi mới xây dựng, chùa gồm 10 công trình kiến trúc khác nhau, mỗi công kinh mang một nét riêng biệt.
Khuôn viên chùa rất độc đáo, nằm gọn giữa 4 con đường, phía trước là đường Bạch Đằng, phía sau là đường Tô Hiến Thành, gần với chùa Diệu Hỷ, bên trái là đường Diệu Đế và bên phải là đường Chùa Ông. Đây là một vị trí khá đắc địa, giúp du khách có thể dễ dàng di chuyển đến tham quan các địa điểm khác tại Huế mà không mất quá nhiều thời gian.
Tuy chùa không được bằng chùa Thiên Mụ, nhưng Chùa Diệu Đế Huế lại mang một phong cách kiến trúc rất riêng, độc đáo, thu hút lượng du khách đông hàng năm đến đây khám phá.
Chính điện là đại giác, tủ hữu chính điện là Thiền Đường, phía trước là giác Đạo Nguyên hai tầng ba gian, sau gác Đạo Nguyên có hai lầu chuông trống được thiết kế một cách cân đối, chính giữa là lầu Hộ Pháp,....Và nhiều công trình độc đáo khác mà du khách nhất định phải khám phá để có cái nhìn tổng quan về ngôi chùa này.
Trước đây, chùa có rất nhiều tượng Phật, do được chuyển từ chùa Giác Hoàng đến sau sự kiện Kinh đô thất thủ vào tay Pháp. Cuối năm này, chùa có nhiều thay đổi, làm nhiều công trình bị phá hủy. Trong đó, chính phú Nam Triều đặt trụ sở ở Đức Tiền, phủ đường Thừa Thiên ở Trí Tuệ Tính Xa, lấy một tăng phòng làm nhà lao của tỉnh, một phòng làm trụ sở cho Khâm Thiên Giám. Đến năm 1887 ngoài cổng La Thành xây thêm bốn trụ biểu, còn phần lớn các gian nhà trong chùa đều bị gỡ bỏ.
Đến nay, chùa chỉ còn lại phần chính điện, Bát Bộ Kim Càng được đặt ở hai bên chính điện, phía sau là nhà khách, bếp. Bên ngoài sân là một nhà bia, nhà chuông, ngoài cùng là cổng Tam Quan hai tầng, mang phong cách kiến trúc cổ kính.
Du khách sẽ dần dần được tìm hiểu những lịch sử của chùa qua từng câu chuyện, từng kiến trúc và nhiều dấu ấn xưa vẫn còn lưu giữ lại. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm mà khiến bạn cảm thấy rất ý nghĩa.
Để tiết kiệm thời gian và có một chuyến du lịch hoàn hảo, khám phá được nhiều địa danh nổi tiếng trong cùng một ngày, du khách có thể kết hợp nhiều địa điểm gần nhau. Dưới đây là một số địa điểm nổi tiếng Huế gần chùa Diệu Đế Huế mà du khách có thể tham khảo thêm:
Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất xứ Huế, với nhiều nét văn hóa kiến trúc rất độc đáo. Chùa Thiên Mụ không chỉ là điểm đến tâm linh, mà còn là điểm dừng chân cho du khách muốn khám phá thiên nhiên mộng mơ của cố đô. Với mặt chùa hướng ra sông Hương, du khách có thể thoải sức đắm mình trong khung cảnh lãng mạn, trữ tình này. Chùa Thiên Mụ cách chùa Diệu Đế khoảng 5,9km, nên chỉ cần di chuyển trong vài phút là để đến địa điểm tiếp theo.
Đến Huế du lịch mà không ghé Đại nội Huế là một sự trải nghiệm chưa trọn vẹn. Đây là một trong những địa danh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Đại nội Huế lưu giữ nhiều giá trị cổ vật xưa, nơi sinh hoạt của vua chúa nhà Nguyễn, là một công trình đồ sộ nhất trong lịch sử. Chỉ cần di chuyển trên quảng đường 2,4km, là bạn đã có thể đến đây một cách nhanh chóng mà không phải mất quá nhiều thời gian.
Đây là một trong 7 lăng tẩm đẹp nhất xứ Huế, là địa danh nổi tiếng nhất cố đô, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật lâu đời. Lăng Khải Định là nơi an nghỉ của vị vua thứ 12 thời nhà Nguyễn, tổng thể lăng tẩm là một khối hình chữ chữ, gồm có 127 bậc thang. Đi 37 bậc đầu tiên, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cổng Tam Quan, tiếp đó là Nghi Môn, sân Bái Đính và cung Thiên Định nằm ở vị trí cao nhất. Lăng Khải Định cách chùa Diệu Đế Huế khoảng 10,2km, du khách có thể kết hợp cho chuyến du lịch tại xứ Huế của mình.
Du khách có thể tận hưởng không gian trang nghiêm và tham gia các hoạt động tâm linh theo cách riêng của mình. Chùa Diệu Đế Huế là một địa điểm không thể bỏ qua khi khám phá vẻ đẹp văn hóa của Huế, và công ty du lịch Dananbest chuyên tour huế sẽ luôn sẵn lòng đồng hành và mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho du khách đến thăm ngôi chùa Diệu Đế Huế.
Tổng bình luận: 0 👇 Lướt ở dưới để xem