Nhà cổ Đức An - Khám phá lối kiến trúc mang phong cách Á Đông

Đến Hội an, mà bạn không ghé thăm Nhà Cổ Đức An là một sự hối tiếc không hề nhẹ. Đến đây du khách không chỉ khám phá những giá trị lịch sử mà còn hiểu hơn về lối kiến trúc Á Đông cách đây mấy trăm năm.

Đến Hội an, mà bạn không ghé thăm Nhà Cổ Đức An là một sự hối tiếc không hề nhẹ. Đây là một trong số ít nhà cổ vẫn còn giữ nguyên nét kiến trúc cổ kính. Đến đây du khách du khi du lịch 2 ngày 1 đêm ở Hội An không chỉ khám phá những giá trị lịch sử mà còn hiểu hơn về lối kiến trúc Á Đông cách đây mấy trăm năm. Nào hãy cùng công ty du lịch Danangbest theo dõi bài viết dưới đây, để có cái nhìn tổng quan về địa điểm này nhé!

Những điều cần biết về Nhà cổ Đức An

Nhà cổ Đức An thuộc đường Trần Phú, con đường trung tâm của phố cổ Hội An. Chính vì vậy, mà nơi đây luôn chào đón lượng khách rất đông thường xuyên ghé thăm. Ngôi nhà này có tuổi đời hơn 190 tuổi, vào giữa thời vua Minh Mạng, năm 1830, cụ Tổ nhà họ Phan để lại cho con cháu làm nơi hương khói. Đến ngày nay đã trải qua 8 đời sinh sống trong ngôi nhà cổ này.

Nhà cổ Đức An

Nổi bật nhất khi bước vào bên trong là hai chữ “Đức An: nghĩa là gìn giữ đạo đức, để cuộc sống bình an. Đây là hiệu sách do cụ Tổ đời thứ 3 thành lập vào thế kỉ XĨ, được biết là hiệu sách độc nhất, chuyên bán các dòng Hán Nôm và văn phỏng của tỉnh Quảng Nam.

Bên cạnh đó, còn là nơi Cao Hồng Lãnh, người con yêu nước được sinh ra tại đây. Năm 1906, con út đời thứ 4 trong gia đình có tên là Phan Hải Thâm, bí danh Năm Thêm, là người chủ trì cuộc họp thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Hội An vào tháng 10/1927.

Không chỉ là nơi gìn giữ dấu ấn lịch sử lâu đời mà còn là ngôi nhà cổ có lối kiến trúc độc đáo, mang phong cách Á Đông thời xưa. Chắc chắn khi đến đây, du khách sẽ được biết thêm nhiều điều về lịch sử mà sách vở không ghi chép lại.

Bề dày lịch sử vẻ vang của Nhà cổ Đức An

Hiệu sách Đức An - Hiệu sách độc nhất ở cuối thế kỷ XIX

Vào cuối thế kỷ XIX, nhà cổ Đức An, hình thành hiệu sách lấy tên là hiệu sách Đức An, được xem là nhà sách độc nhất ở thời kì này. Đây là nơi được nhiều nhà yêu nước kháng pháp như Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng,...thường xuyên đến tìm nội dung tư tưởng tiến bộ. Đến những năm thế kỷ XX, khi phong trào chống Pháp diễn ra mạnh mẽ ở Quảng Nam, nhà cổ Đức An trở thành nơi phát hành sách báo, nhằm truyền bá tư tưởng yêu nước đến các tầng lớp nhân dân.

Nhà cổ Đức An

Hiệu thuốc Bắc Đức An - Địa điểm gặp gỡ của các nhà trí thức yêu nước

Sau sự kiện chống thuế thất bại, nhà cổ Đức An chuyển sang bán thuốc Bắc. Trong giai đoạn 1925 - 1926, khi phong trào chống Pháp diễn ra rầm rộ, hiệu thuốc Đức An trở thành địa điểm gặp gỡ của các nhà tri thức yêu nước.

Chính vì vậy, mà ngôi nhà cổ này trở thành nơi lưu giữ những tác phẩm về dân chủ tư sản thế giới, các tác phẩm nổi tiếng của Phan Châu Trinh về phong Trào Duy Tân và hàng loạt các tác phẩm có tiếng vang như Chuông Rè; Tân thế Kỷ; …Đặc biệt là Việt nam Hồn.

Địa chỉ mang dấu ấn cách mạng vang dội của Việt Nam

Nhà cổ Đức An là nơi sinh ra nhà yêu nước Cao Hồng Lãnh và là cũng là nơi thành Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Hội An vào năm 1927. Đến năm 1930, nhà cổ được dùng làm địa điểm họp bàn, rải truyền đơn và thảo luận về việc thành lập ĐCSVN tại Quảng Nam. Ngày 28/3/1930, ĐCSVN Quảng Nam được thành lập.

Nhà cổ Đức An

Trong những năm 1931 - 1934, khi thực dân Pháp ráo riết càn quét cách mạng nước nhà khắp ba miền bắc kỳ, thì Hội An gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên các ngôi nhà cổ vẫn có thể qua mắt được kẻ thù và bảo tồn được nét nguyên vẹn của nó.

Năm 1934, quân Pháp tìm đến nhà cổ Đức An, tìm kiếm, lục soát những dấu ấn của cách mạng, do không bắt ra được chủ nhà, tức đồng chí Phan Thêm nên đã kết án ông 15 năm tù với tội danh vắng mặt, đồng thời đình chỉ hoạt động của nhà cổ Đức An.

Khám phá lối kiến trúc lâu đời độc đáo của nhà cổ Đức An

Nhà cổ Đức An mang phong cách kiến trúc Việt, theo dáng nhà ống. Ngôi nhà có bề mặt rộng 7m, với thiết kế phía trước hướng ra phố, phía sau giáp sông. Du khách khi tham quan nơi đây sẽ rất ngỡ ngàng trước phong cách thiết kế của nhà cổ. Đầu tiên là khu vực buôn bán, đi vào bên trong nữa là nơi tiếp khách và thờ tự với tấm biển để 3 chữ “Phan Tông Đường”. Sau khu vực nhà khách là khu nhà giữ, nơi sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Nối giữa là một khoảng sân rộng, kề bên có nhà cầu là nơi nghỉ ngơi, giải trí của các thành viên.

Nhà cổ Đức An

Nhà cổ sử dụng thiết kế rất thông minh, dù nhà có dạng hình ống, nhiều cột, dầm trụ bằng gỗ, nhưng các gian nhà lại đều liên thông không có cửa nên thoát nhìn rất thoáng mát, thông gió và ánh sáng vào rất tốt.

Các bạn có thể tham quan các địa điểm dưới đây trước khi khám phá nét thiết kế của nhà cổ Đức An nhé.

Nhà cổ Đức An dưới cái nhìn của khách tham quan

Khi tham gia tour du lịch 2 ngày 1 đêm Đà Nẵng - Hội An, khi đến đây, nhiều du khách khi đến đây đều rất ngỡ ngàng về phong cách thiết kế của nhà cổ, bên cạnh đó du khách còn cảm thấy rất tò mò về bề dày lịch sử, trang hào hùng của ngôi nhà cổ này. Đã không ít người sau khi tham quan Nhà cổ Đức An, đều không giấu nổi cảm xúc, trầm trồ về lối kiến trúc này. Trong đó có một du khách người Pháp đã từng nói “Mặc dù đây là lần thứ 2 đến với Hội An và thăm ngôi nhà này nhưng tôi thực sự ngưỡng mộ về tài xây dựng của các kiến trúc sư ngày xưa. Tôi không biết dùng từ nào nữa khi nói về vẻ đẹp của ngôi nhà”.

Với những giá trị văn hóa và lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, ngôi nhà cổ Đức An trở thành địa điểm thu hút lượng khách đông đảo thường xuyên ghé thăm. Nơi đây, chắc chắn là địa điểm mà bạn sẽ có nhiều cái nhìn về lịch sử hào hùng của dân tộc ta một cách tổng quan và rõ nét. Nơi đây không bán vé du lịch Đà Nẵng, được tự do tham quan các giá trị với hàng trăm tuổi tại ngôi nhà cổ.

Email:
Họ Tên:
Nội dung:

ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH

TIN LIÊN QUAN


Gọi ngay Fanpage chat zalo chat messenger
Countdown Image