Khám phá và tìm hiểu Làng nghề truyền thống Đà Lạt 

Đến Đà Lạt không chỉ ngắm những khung cảnh đẹp như tranh vẽ, hay ăn những món đặc sản của vùng Tây Nguyên, mà du khách còn có thể khám phá và tìm hiểu những làng nghề truyền thống Đà Lạt vẫn còn lưu giữ đến ngày hôm nay. Chắc hẳn không ít du khách cảm thấy tò mò về các nghề mang đậm chất vùng cao được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong bài viết dưới đây, Danangbest sẽ giới thiệu đến bạn đọc về những làng nghề truyền thống được người dân gìn giữ đến tận ngày nay. 

Những điều cần biết về Làng nghề truyền thống Đà Lạt

Làng nghề truyền thống Đà Lạt được người dân luôn gìn giữ, phát huy cho đến ngày nay, nhằm bảo vệ và phát triển những nét đẹp văn hóa của ông cha để lại. Tính đến nay, thì ở tỉnh Lâm Đồng đã có trên 3000 cơ sở ngành nghề, trong đó có 16 địa điểm phát triển mạnh. Những cơ sở này thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu và học hỏi cách làm ra sản phẩm. Bên cạnh đó, những cơ sở này còn là địa điểm góp phần phát huy nền văn hóa đẹp trong các loại hình du lịch, giúp Đà Lạt phát triển tốt hơn. 

Làng nghề truyền thống Đà Lạt

Các sản phẩm tạo ra mang nét đặc thù của Cao nguyên, thể hiện tài năng của những đồng bào dân tộc thiểu số, với bàn tay khéo léo, sáng tạo, tinh tế. Chính sự bào mòn của những nghề truyền thống, mà nước ta luôn có những chủ trường bảo tồn, phát huy các nghề xưa, nhằm gìn giữ nét đẹp ngành nghề không bị mất đi. 

Những làng nghề được lưu giữ và phát huy đến ngày nay

Rượu cần – làng nghề truyền thống Đà Lạt không bao giờ bào mòn

Thông thường khi người từ nơi khác đến các vùng dân tộc thiểu số, thì đều được tiếp đãi rượu cần, nhằm thể hiện sự mến khách mà người dân nơi đây dành cho khách của mình. Chính vì vậy, mà nghề làm rượu cần, luôn được đánh giá cao trong Làng nghề truyền thống Đà Lạt được gìn giữ trong nhiều thế kỷ mà đến giờ vẫn không bị bào mòn. Nơi tạo ra loại rượu cần cực kỳ ngon, hấp dẫn đó chính là những người dân sinh sống dưới chân núi Lang Biang. 

Rượu cần – làng nghề truyền thống Đà Lạt không bao giờ bào mòn

Công đoạn nấu rượu này khá phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chu toàn của người nấu, công thức thì được gìn giữ trong suốt nhiều thế kỷ, con cháu thời này cứ dựa theo đó, để chế tạo ra loại rượu cần không bị mất vị. Nguyên liệu thì gồm có bắp ngô, gạo các loại, đem nấu chín, để nguội, trộn với men, tấu rồi cho vào hũ để đứng. Hũ này thì được làm từ đất nung, nhằm tạo mùi hương của rượu. Trong quá trình ủ, phải đậy thật chặt nắp, không để bay mùi trong thời gian ủ, thì mới tạo ra rượu nồng, thơm ngon. Rượu cần vùng Langbiang có bí quyết rất độc lạ, nên khi ai đến đây thử rượu này đều không phải tâm đắc cách chế biến rượu của người dân nơi đây. Đặc điểm của loại rượu cần này là để càng lâu, uống càng ngon. 

Thông tin liên hệ:

Vị trí: Xã Lát, huyện lạc dương, Đà Lạt, Lâm Đồng

Thời gian tham quan: Tự do

Giá vé tham quan: Miễn phí

Làm nhẫn bạc - Làng nghề truyền thống Đà Lạt của người Churu

Làm nhẫn bạc là nghề làm đồ trang sức của người dân Churu, được xem là một trong những làng nghề truyền thống Đà Lạt được bảo tồn và phát triển. Các sản phẩm làm ra được trưng bày nhằm quảng bá rộng rãi cho những du khách khi đến đây tham quan được biết đến. 

Làm nhẫn bạc - Làng nghề truyền thống Đà Lạt của người Churu

Hiện nay nghề này mặc dù không còn được ưa chuộng như trước, nhưng những nghệ nhân vẫn đang cố gắng tạo ra những sản phẩm độc đáo, để có thể gìn giữ nghề truyền thống mà ông cha ta đã tạo nên. Những chiếc nhẫn được thiết kế với những họa tiết độc đáo, mỗi chiếc nhẫn đều có hình thù khác nhau, nhằm tạo sự khác biệt khi du khách muốn sở hữu. Trong đó, nhẫn srí, sra được xem là hai sản phẩm quý giá, được các cặp đôi yêu nhau muốn có được. 

Để có được những sản phẩm xinh đẹp này, thì những nghệ nhân phải trải qua công đoạn cần mẫn, tỉ mỉ và sáng tạo, Nguyên liệu là sáp ong, lấy kích thước trung bình người đeo để tạo ra sản phẩm, hoặc nếu được đặt làm riêng thì lấy kích thước chính chủ. Những chiếc nhẫn sau khi tạo hình xong, thì nhúng vào dung dịch phân trâu lẫn đất khô dưới nắng to, sau đó đốt trên bếp than tạo thành khuôn âm bản mới. Bước cuối cùng là các nghệ nhân sẽ đỗ bạc nấu chảy vào trong khuôn, tạo thành đôi nhẫn có màu bạc đen, rồi nhúng vào nước bồ kết sun sôi, bước này nhằm tạo độ sáng cho nhẫn. 

Thông tin liên hệ:

Vị trí: Ma Đanh thuộc xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng

Thời gian tham quan: Tự do

Giá vé tham quan: Miễn phí

Làng tranh thêu XQ - Làng nghề truyền thống Đà Lạt nổi tiếng

Bên cạnh ngắm cảnh đẹp của thành phố ngàn hoa, thì bạn có thể thêm cho mình lịch trình khám phá làng nghề truyền thống Đà Lạt để có thêm kiến thức về những nét đẹp của Cao Nguyên. Làng tranh XQ là nơi sở hữu những tác phẩm được thuê, nghề làm tranh thuê này được đánh giá là ngoại nghề đòi hỏi phải có bàn tay khéo léo, tỉ mỉ từng li từng từng tí. Khi du khách đến đây, sẽ ngắm nhìn các nghệ nhân ngồi thêu tranh một cách chú tâm, đặt toàn bộ tâm huyết của mình vào bức tranh đó. Chủ đề các sản phẩm rất đa dạng, mang một linh hồn mà người nghệ nhân muốn gửi vào đó. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan xưởng thêu, khu vực trưng bày, bạn có thể mua sản phẩm đề về làm kỉ niệm hoặc làm quà. 

Làng tranh thêu XQ - Làng nghề truyền thống Đà Lạt nổi tiếng

Thông tin liên hệ:

Vị trí: 80A  Đường Mai Anh Đào, Phường 8, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

Hotline: 02633 831 343

Thời gian tham quan: 8h00 – 17h30

Giá vé tham quan:

– Người lớn: 20.000đ

– Trẻ em: 10.000đ

Làng rượu vang Đa Thiện – làng nghề truyền thống Đà Lạt được lựa chọn nhiều

Du lịch làng nghề truyền thống Đà Lạt được đánh giá là nét đẹp văn hóa mà Đà Lạt luôn muốn gìn giữ. Trong đó, làng rượu vang Đa Thiện, được du khách săn đón nhiều trong những chuyến tham quan thành phố ngàn hoa. Đa Thiện có ngành nghề làm rượu rất nổi tiếng, sản phẩm độc quyền mà không phải nơi nào cũng chế biến ra được. Chính vì vậy mà làng rượu vang được gìn giữ hàng trăm năm, dù trải qua bao nhiêu thế kỷ thì hương vị rượu vẫn như vậy, thơm ngon hấp dẫn, trở thành sản phẩm được yêu thích. Vì là đặc sản rất hot, nên hầu hết các siêu thị trên toàn quốc đều nhập loại rượu này tiêu thụ cho tỉnh của mình. 

Làng rượu vang Đa Thiện – làng nghề truyền thống Đà Lạt được lựa chọn nhiều

Nguyên liệu làm rượu được chọn từ những quả dâu tươi chín, sau đó đem ủ theo bí quyết riêng của đồng bào. Trải qua nhiều công đoạn để có thể chiết xuất qua ra loại rượu thơm ngon này. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn rượu vang Đa Thiện, vì tất cả nguyên liệu đều được chọn từ nguyên liệu tự nhiên, nói không với chất bảo quản, đảm bảo an toàn, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. 

Thông tin liên hệ:

Vị trí: phường 8 trung tâm thành phố

Thời gian tham quan: 7h30 – 17h00

Giá vé tham quan: 70.000đ

Làng nghề dệt thủ công - Làng nghề truyền thống Đà Lạt được săn đón

Làng nghề dệt thủ công được đánh giá là một trong những làng nghề truyền thống Đà Lạt được lưu giữ và phát hủy mạnh nhất. Các sản phẩm nhìn có vẻ đơn giản, nhưng được tạo ra không hề dễ dàng chút nào, mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng đường nét, màu sắc phải phối sao cho phù hợp, thể hiện được nét văn hóa của người Cao Nguyên. 

Làng nghề dệt thủ công - Làng nghề truyền thống Đà Lạt được săn đón

Hiện nay, làng nghề dệt trở thành một trong những nghề được nhiều người lựa chọn, khi đến núi làng nghề dệt thủ công thì bạn sẽ bắt gặp nhiều sản phẩm đẹp, được tạo ra từ bàn tay khéo léo. Sản phẩm được làm từ thủ công với chất liệu rất tốt, đa dạng mẫu mã, màu sắc, tùy thuộc vào sở thích của người mua mà lựa chọn loại vải ưng ý. 

Thông tin liên hệ:

Vị trí: Làng nghề dệt B’nơ – Nằm dưới chân núi Lang Biang

Thời gian tham quan: Tự do

Giá vé tham quan: Miễn phí

Nghề làm gốm xã Pró – làng nghề truyền thống Đà Lạt không lỗi thời

Đà Lạt là một trong những địa điểm vẫn còn gìn giữ nghề làm gốm, một trong những làng nghề truyền thống Đà Lạt không có sự lỗi thời. Nổi bật trong đó là làng k-răng-gọ, đây là ngôi làng chuyên sản xuất ra loại gốm độc quyền, với nhiều họa tiết đẹp mắt. Nguyên liệu để tạo ra loại gốm chất lượng là lấy từ đất sét ở hầm Trồm Ụ, ở khu vực núi KLowl, công đoạn rất kỳ công, nên khá mất nhiều thời gian cho việc lấy nguyên liệu. Sau khi có đất sét rồi, phải đem phơi nắng từ 2 - 3 ngày, để cho khô rồi bỏ vào cối to giã nhuyễn thành bột mịn để trộn với nước, sau đó mới nhào trộn để nặn ra sản phẩm.  

Nghề làm gốm xã Pró – làng nghề truyền thống Đà Lạt không lỗi thời

Quy trình không hề có sự tham gia của máy móc, mà làm hoàn toàn từ tay. Mỗi sản phẩm đều mang tâm huyết mà người nghệ nhân muốn thổi hồn vào đó. Du khách sẽ được hướng dẫn quy trình làm gốm, dẫn tham quan những sản phẩm ở xưởng. Bạn có thể mua về làm quà, hãy giữ làm kỷ niệm cho chuyến tham quan này.

Thông tin liên hệ:

Vị trí: Làng nghề làm gốm Pró – xã Pró, huyện Đơn Dương, Đà Lạt, Lâm Đồng

Thời gian tham quan: 7h00 – 18h00

Giá vé tham quan: Miễn phí

Nghề ươm tơ, dệt lụa – Làng nghề truyền thống Đà Lạt được đánh giá cao

Bạn đang có chuyến tham quan tại thành phố ngàn hoa và bạn muốn tìm hiểu về một làng truyền thống tại thành phố này? Một trong những làng nghề truyền thống Đà Lạt mà bạn nhất định không nên bỏ lỡ đó chính là làng ươm tơ, dệt lụa, đặc biệt là cơ sở dệt của anh Cường Hoàn. Quy mô cơ sở rất rộng, gồm có khu nuôi tằm, khu dệt lụa và khu trưng bày sản phẩm để khách có thể lựa chọn sản phẩm ưng ý. Nhờ vào thiên nhiên, mà việc nuôi tằm của Đà Lạt trở nên thuận lợi, với khí hậu ôn hòa quanh năm mát mẻ, nên dâu tươi phát triển dồi dào, kịp cho các vụ sản xuất cho cơ sở. 

Nghề ươm tơ, dệt lụa – Làng nghề truyền thống Đà Lạt được đánh giá cao

Thông tin liên hệ:

Vị trí: 07 Khu Phố Trưng Vương, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng

Thời gian tham quan: 7h00 – 18h30

Giá vé tham quan: 10.000đ

Trên đây là những thông tin về các Làng nghề truyền thống Đà Lạt vẫn còn gìn giữ trong suốt thời gian qua mà Danangbest đã tổng hợp gửi đến bạn đọc. Hy vọng sau một chuyến tham quan, bạn không chỉ ngắm nhìn cảnh đẹp mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho thành phố này, mà còn hiểu thêm về giá trị cốt lõi trong từng nét văn hóa riêng của Đà Lạt. 

Email:
Họ Tên:
Nội dung:

ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH

TIN LIÊN QUAN


Gọi ngay Fanpage chat zalo chat messenger
Countdown Image